ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA CÓ LỜI GIẢI CỰC KÌ CHI TIẾT

ĐỀ SỐ 1

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :

H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52;

Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.

Câu 1: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:

A. Anđehit axetic                   B. Ancol etylic                  C. Saccarozơ                        D. Glixerol

Chọn C.

- Thủy phân saccarozơ:

C12H22O11  --->C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

- Phản ứng tráng bạc của sản phẩm:

C6H12O6 + 2[Ag(NH3)2]OH  ---> CH2OH[CHOH]4COONH+ 2Ag + 3NH+ H2O

Câu 2: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:

A. Một chất khí và hai chất kết tủa.                            B. Một chất khí và không chất kết tủa.

C. Một chất khí và một chất kết tủa.                           D. Hỗn hợp hai chất khí.

Chọn C.

- Thứ tự phản ứng xảy ra như sau:

Ba + 2H2O ---> Ba(OH)2 + H2  (1)

Ba(OH)2 + Al2(SO4)3  ---> Al(OH)3¯ trắng keo + BaSO4¯ trắng  (2)

2Al(OH)3 + Ba(OH)2  ---> Ba(AlO2)2 + 4H2O  (3)

Vậy sản phẩm thu được có một chất khí (H2) và một chất kết tủa (BaSO4).

Câu 3: Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:

A. CH3-COO-C(CH3)=CH2                        B. CH2=CH-CH=CH2

C. CH3-COO-CH=CH2                               D. CH2=C(CH3)-COOCH3

Chọn D.

Câu 4: Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:

A. 186,0 gam             B. 111,6 gam                     C. 55,8 gam                         D. 93,0 gam

Chọn C.

- Quá trình phản ứng:  C6H6--->C6H5NO2--->C6H5NH2     , H = 30%

- Ta có:   nC6H5NH2=nC6H6.H%=(156/78).30%=0,6 mol ==>mC6H6=55,8gam.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A.Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường.

B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.

C. Các protein đều dêc tan trong nước.

D. Các amin không độc.

Chọn A.                                     

A. Đúng, Các amino axit đều là chất rắn ở điều kiện thường.

B. Sai, Chỉ có -metyl, -đimetyl, -trimetyl và etyl amin là chất khí ở điều kiện thường.

C. Sai, Chỉ có các dạng protein hình cầu tan tốt trong nước, còn protein dạng sợi thì hoàn toàn không tan trong nước.

D. Sai, Hầu hết các amin đều độc.

Câu 6: Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch ?

A. NaNO3      B. NaOH                           C. NaHCO3                         D. NaCl

Chọn C.

  CaCl2 HCl Ca(OH)2
A. NaNO3 Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng
B. NaOH Không phản ứng Không hiện tượng Không phản ứng
C. NaHCO3 Không phản ứng Thoát khí không màu Kết tủa trắng
D. NaCl Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng

Câu 7: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?

     A.C17H35COONa               B. C17H33COONa             C. C15H31COONa                D. C17H31COONa

Chọn A.

- Phản ứng:     (CH3[CH2]16COO)3C3H5  + 3NaOH  ---->3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3

Tristearin                                                 Natri stearat (X)          Glixerol

Câu 8: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là:

A. 0,05                     B. 0,5                                C. 0,625                               D. 0,0625

Chọn B. Ta có : 0,4=64a-56a (với x là số mol Cu2+ phản ứng) ==>a=0,05 ==>x=0,05/0,1=0,5.

Câu 9: Đồng phân của glucozơ là:

A. Xenlulozơ                   B. Fructozơ                       C. Saccarozơ                        D. Sobitol

Chọn B.

Câu 10: Chất nào dưới đây là etyl axetat ?

A. CH3COOCH2CH3           B. CH3COOH

C. CH3COOCH3                  D. CH3CH2COOCH3

Chọn A.

Câu 11: Đun nóng 5,18 gam metyl axetat với 100ml dung dich NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A.  8,20                   B. 6,94                              C. 5,74                                 D. 6,28

Chọn B.

- Phản ứng:    nCH3COOCH3=5,18/74=0,07 ; nNaOH=0,1 ==>nNaOH (dư sau p/ư)=0,1-0,07=0,03

Chất rắn sau p/ư gồm CH3COONa (0,07 mol) và NaOH dư=0,03 mol==>m=0,07.82+0,03.40=6,94 gam.

Câu 12: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?

A. Saccarozơ              B. Fructozơ                       C. Glucozơ                          D. Amilopectin

Chọn B.

- Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt.

- Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat).

- Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây.

- Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bôt.

Câu 13: Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là:

A.    30,6              B. 27,0                              C. 15,3                                 D. 13,5

Chọn D.

Câu 14: Một phân tử polieilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là:

A.   20000           B. 2000                             C. 1500                                D. 15000

Chọn B.

- Ta có: M(etilen)=28 ==> hệ số polime hóa n=56000/28=2000.

Câu 15: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:

      A. Polietilen Poli(vinyl clorua)          C. Amilopectin                    D. Nhựa bakelit

Chọn D.

- Các polime mạch phân nhánh thường gặp là amilopectin và glicozen.

- Các polime mạch không gian thường gặp là cao su lưu hóa và nhựa rezit (nhựa bakelit).

- Các polime mạch không phân nhánh thường gặp là còn lại.

Câu 16: Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?

A.  4                                    B. 5                                   C. 2                                      D. 3

Chọn D.

- Các amin có tính bazơ nên có khả năng làm đổi màu quỳ tím chuyển thành màu xanh trừ anilin (và đồng đẳng của nó) không làm đổi màu quỳ tím do có tính bazơ yếu.

- Đối với các amino axit có dạng (H2N)x-R-(COOH)y thì :

+ Nếu x > y : quỳ tím chuyển sang màu xanh

+ Nếu x = y : quỳ tím không đổi màu.

+ Nếu x < y : quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Vậy có 3 dung dịch làm đổi màu quỳ tím là:

Dung dịch HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2 NH2[CH2]2CH(NH2)COOH
Màu quỳ tím Đỏ Xanh Xanh

Câu 17: Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:

A.  HCOOC6H5       B. CH3COOC2H5             C. HCOOCH3                     D. CH3COOCH3

Chọn C.

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi:

- Phân tử khối: nếu như không xét đến những yếu tố khác, chất phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

- Liên kết Hiđro: nếu hai chất có phân tử khối xấp xỉ nhau thì chất nào có liên kết hiđro sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

- Cấu tạo phân tử: nếu mạch càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp.

  • Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi giảm dần của các hợp chất có nhóm chức khác nhau và phân tử khối xấp xỉ nhau:

Axit >  ancol >  amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy

Vậy chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là HCOOCH3.

Câu 18: Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng khâu mạch polime.

B. Trùng hợp axit ω-amino caproic thu được nilon-6.

C. Polietilen là polime trùng ngưng.

D. Cao su buna có phản ứng cộng.

Chọn D.

A. Sai, Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng cắt mạch polime .

B. Sai, Trùng hợp axit e-aminocaproic thu được nilon-6.

C. Sai, Polietilen là polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp.

D. Đúng, Trong phân tử cao su buna: còn liên kết đôi C = C, nên có thể tham gia phản ứng cộng.

Câu 19: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

A. Fe, Ni, Sn        B. Zn, Cu, Mg                   C. Hg, Na, Ca                      D. Al, Fe, CuO

Chọn A.

- Các kim loại đứng trước cặp H+/H2 có thể tác dụng được với HCl.

- Các kim loại đứng trước cặp Ag+/Ag có thể tác dụng được với AgNO3.

Vậy các kim loại vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là Mg, Zn, Al, Fe, Ni và Sn.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

B. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.

C. Trong công thức của este RCOOR’, R có thể là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon.

D. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.

Chọn C.

A. Sai, Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng este hóa.

B. Sai, Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng một chiều.

C. Đúng.

D. Sai, Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.

Câu 21: Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường.

B. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Các polime đều bền vững dưới tác động của axit, bazơ.

D. Các polime dễ bay hơi.

Chọn B.                                     

A. Sai, Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.

B. Đúng, Hầu hết các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, nóng chảy ở nhiệt độ khá rộng.

C. Sai.

D. Sai, Các polime không bay hơi.

Câu 22: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?

A. H2N(CH2)6NH2     B. CH3NHCH3

C. C6H5NH2              D. CH3CH(CH3)NH2

Chọn B.

- Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử aminoac bị thay thế bởi gốc hidrocacbon do vậy chỉ có CH3NHCH3 là amin bậc 2.

Câu 23: Một tripeptit X mạch hở được cấu tạo từ 3 amino axit là glyxin, alanin, valin. Số công thức cấu tạo của X là:

A.  6                       B. 3                                   C. 4                                      D. 8

Chọn A.

- Có 6 công thức cấu tạo là:

Gly–Ala–Val, Gly–Val–Ala, Ala–Gly–Val, Ala–Val–Gly, Val–Gly–Ala, Val–Ala–Gly.

Câu 24: Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco ?

A.   Saccarozơ                      B. Tinh bột                        C. Glucozơ                          D. Xenlulozơ

Chọn D.

- Tơ visco được tạo thành từ phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH tạo thành một dung dịch nhớt gọi là visco. Bơm dung dịch này qua những lỗ rất nhỏ rồi ngâm trong dung dịch H2SO4 tạo thành tơ visco.

 

Xem bài nguyên mẫu tại :
Đề Thi Thử Đại Học Môn Hóa 2018 có lời giải chi tiết-đề số 1

Đề Thi Thử Đại Học Môn Hóa 2018 có lời giải chi tiết-đề số 1

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA CÓ LỜI GIẢI CỰC KÌ CHI TIẾT

ĐỀ SỐ 1

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :

H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52;

Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.

Câu 1: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:

A. Anđehit axetic                   B. Ancol etylic                  C. Saccarozơ                        D. Glixerol

Chọn C.

- Thủy phân saccarozơ:

C12H22O11  --->C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

- Phản ứng tráng bạc của sản phẩm:

C6H12O6 + 2[Ag(NH3)2]OH  ---> CH2OH[CHOH]4COONH+ 2Ag + 3NH+ H2O

Câu 2: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:

A. Một chất khí và hai chất kết tủa.                            B. Một chất khí và không chất kết tủa.

C. Một chất khí và một chất kết tủa.                           D. Hỗn hợp hai chất khí.

Chọn C.

- Thứ tự phản ứng xảy ra như sau:

Ba + 2H2O ---> Ba(OH)2 + H2  (1)

Ba(OH)2 + Al2(SO4)3  ---> Al(OH)3¯ trắng keo + BaSO4¯ trắng  (2)

2Al(OH)3 + Ba(OH)2  ---> Ba(AlO2)2 + 4H2O  (3)

Vậy sản phẩm thu được có một chất khí (H2) và một chất kết tủa (BaSO4).

Câu 3: Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:

A. CH3-COO-C(CH3)=CH2                        B. CH2=CH-CH=CH2

C. CH3-COO-CH=CH2                               D. CH2=C(CH3)-COOCH3

Chọn D.

Câu 4: Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:

A. 186,0 gam             B. 111,6 gam                     C. 55,8 gam                         D. 93,0 gam

Chọn C.

- Quá trình phản ứng:  C6H6--->C6H5NO2--->C6H5NH2     , H = 30%

- Ta có:   nC6H5NH2=nC6H6.H%=(156/78).30%=0,6 mol ==>mC6H6=55,8gam.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A.Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường.

B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.

C. Các protein đều dêc tan trong nước.

D. Các amin không độc.

Chọn A.                                     

A. Đúng, Các amino axit đều là chất rắn ở điều kiện thường.

B. Sai, Chỉ có -metyl, -đimetyl, -trimetyl và etyl amin là chất khí ở điều kiện thường.

C. Sai, Chỉ có các dạng protein hình cầu tan tốt trong nước, còn protein dạng sợi thì hoàn toàn không tan trong nước.

D. Sai, Hầu hết các amin đều độc.

Câu 6: Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch ?

A. NaNO3      B. NaOH                           C. NaHCO3                         D. NaCl

Chọn C.

  CaCl2 HCl Ca(OH)2
A. NaNO3 Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng
B. NaOH Không phản ứng Không hiện tượng Không phản ứng
C. NaHCO3 Không phản ứng Thoát khí không màu Kết tủa trắng
D. NaCl Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng

Câu 7: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?

     A.C17H35COONa               B. C17H33COONa             C. C15H31COONa                D. C17H31COONa

Chọn A.

- Phản ứng:     (CH3[CH2]16COO)3C3H5  + 3NaOH  ---->3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3

Tristearin                                                 Natri stearat (X)          Glixerol

Câu 8: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là:

A. 0,05                     B. 0,5                                C. 0,625                               D. 0,0625

Chọn B. Ta có : 0,4=64a-56a (với x là số mol Cu2+ phản ứng) ==>a=0,05 ==>x=0,05/0,1=0,5.

Câu 9: Đồng phân của glucozơ là:

A. Xenlulozơ                   B. Fructozơ                       C. Saccarozơ                        D. Sobitol

Chọn B.

Câu 10: Chất nào dưới đây là etyl axetat ?

A. CH3COOCH2CH3           B. CH3COOH

C. CH3COOCH3                  D. CH3CH2COOCH3

Chọn A.

Câu 11: Đun nóng 5,18 gam metyl axetat với 100ml dung dich NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A.  8,20                   B. 6,94                              C. 5,74                                 D. 6,28

Chọn B.

- Phản ứng:    nCH3COOCH3=5,18/74=0,07 ; nNaOH=0,1 ==>nNaOH (dư sau p/ư)=0,1-0,07=0,03

Chất rắn sau p/ư gồm CH3COONa (0,07 mol) và NaOH dư=0,03 mol==>m=0,07.82+0,03.40=6,94 gam.

Câu 12: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?

A. Saccarozơ              B. Fructozơ                       C. Glucozơ                          D. Amilopectin

Chọn B.

- Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt.

- Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat).

- Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây.

- Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bôt.

Câu 13: Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là:

A.    30,6              B. 27,0                              C. 15,3                                 D. 13,5

Chọn D.

Câu 14: Một phân tử polieilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là:

A.   20000           B. 2000                             C. 1500                                D. 15000

Chọn B.

- Ta có: M(etilen)=28 ==> hệ số polime hóa n=56000/28=2000.

Câu 15: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:

      A. Polietilen Poli(vinyl clorua)          C. Amilopectin                    D. Nhựa bakelit

Chọn D.

- Các polime mạch phân nhánh thường gặp là amilopectin và glicozen.

- Các polime mạch không gian thường gặp là cao su lưu hóa và nhựa rezit (nhựa bakelit).

- Các polime mạch không phân nhánh thường gặp là còn lại.

Câu 16: Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?

A.  4                                    B. 5                                   C. 2                                      D. 3

Chọn D.

- Các amin có tính bazơ nên có khả năng làm đổi màu quỳ tím chuyển thành màu xanh trừ anilin (và đồng đẳng của nó) không làm đổi màu quỳ tím do có tính bazơ yếu.

- Đối với các amino axit có dạng (H2N)x-R-(COOH)y thì :

+ Nếu x > y : quỳ tím chuyển sang màu xanh

+ Nếu x = y : quỳ tím không đổi màu.

+ Nếu x < y : quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Vậy có 3 dung dịch làm đổi màu quỳ tím là:

Dung dịch HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2 NH2[CH2]2CH(NH2)COOH
Màu quỳ tím Đỏ Xanh Xanh

Câu 17: Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:

A.  HCOOC6H5       B. CH3COOC2H5             C. HCOOCH3                     D. CH3COOCH3

Chọn C.

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi:

- Phân tử khối: nếu như không xét đến những yếu tố khác, chất phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

- Liên kết Hiđro: nếu hai chất có phân tử khối xấp xỉ nhau thì chất nào có liên kết hiđro sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

- Cấu tạo phân tử: nếu mạch càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp.

  • Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi giảm dần của các hợp chất có nhóm chức khác nhau và phân tử khối xấp xỉ nhau:

Axit >  ancol >  amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy

Vậy chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là HCOOCH3.

Câu 18: Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng khâu mạch polime.

B. Trùng hợp axit ω-amino caproic thu được nilon-6.

C. Polietilen là polime trùng ngưng.

D. Cao su buna có phản ứng cộng.

Chọn D.

A. Sai, Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng cắt mạch polime .

B. Sai, Trùng hợp axit e-aminocaproic thu được nilon-6.

C. Sai, Polietilen là polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp.

D. Đúng, Trong phân tử cao su buna: còn liên kết đôi C = C, nên có thể tham gia phản ứng cộng.

Câu 19: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

A. Fe, Ni, Sn        B. Zn, Cu, Mg                   C. Hg, Na, Ca                      D. Al, Fe, CuO

Chọn A.

- Các kim loại đứng trước cặp H+/H2 có thể tác dụng được với HCl.

- Các kim loại đứng trước cặp Ag+/Ag có thể tác dụng được với AgNO3.

Vậy các kim loại vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là Mg, Zn, Al, Fe, Ni và Sn.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

B. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.

C. Trong công thức của este RCOOR’, R có thể là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon.

D. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.

Chọn C.

A. Sai, Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng este hóa.

B. Sai, Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng một chiều.

C. Đúng.

D. Sai, Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.

Câu 21: Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường.

B. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Các polime đều bền vững dưới tác động của axit, bazơ.

D. Các polime dễ bay hơi.

Chọn B.                                     

A. Sai, Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.

B. Đúng, Hầu hết các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, nóng chảy ở nhiệt độ khá rộng.

C. Sai.

D. Sai, Các polime không bay hơi.

Câu 22: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?

A. H2N(CH2)6NH2     B. CH3NHCH3

C. C6H5NH2              D. CH3CH(CH3)NH2

Chọn B.

- Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử aminoac bị thay thế bởi gốc hidrocacbon do vậy chỉ có CH3NHCH3 là amin bậc 2.

Câu 23: Một tripeptit X mạch hở được cấu tạo từ 3 amino axit là glyxin, alanin, valin. Số công thức cấu tạo của X là:

A.  6                       B. 3                                   C. 4                                      D. 8

Chọn A.

- Có 6 công thức cấu tạo là:

Gly–Ala–Val, Gly–Val–Ala, Ala–Gly–Val, Ala–Val–Gly, Val–Gly–Ala, Val–Ala–Gly.

Câu 24: Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco ?

A.   Saccarozơ                      B. Tinh bột                        C. Glucozơ                          D. Xenlulozơ

Chọn D.

- Tơ visco được tạo thành từ phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH tạo thành một dung dịch nhớt gọi là visco. Bơm dung dịch này qua những lỗ rất nhỏ rồi ngâm trong dung dịch H2SO4 tạo thành tơ visco.

 

Xem bài nguyên mẫu tại :
Đề Thi Thử Đại Học Môn Hóa 2018 có lời giải chi tiết-đề số 1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét